您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
NEWS2025-02-24 09:31:34【Kinh doanh】4人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:55 Máy tính lịch am 2024lịch am 2024、、
很赞哦!(38)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
- iPhone 14 Pro Max màu tìm lần đầu về giá trị thực
- Thiếu nữ bị buộc tội khiêu dâm vì ảnh tự sướng
- Hoàng Thùy chịu khó hở hang, Chi Pu bị “dừ” hơn tuổi
- Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau
- Quá khứ bị xem thường, dè bỉu của người mẫu nữ cao nhất VN
- Vũ khí bí mật của châu Âu trong cuộc đua bán dẫn toàn cầu
- Ca sĩ Nhật đột ngột qua đời không rõ nguyên nhân tuổi 26
- Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
- Hàng trăm thí sinh đã trúng tuyển vào trường “top”
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
Công ty dẫn đầu thị trường UAV thế giới chuẩn bị nhảy vào thị trường xe điện tự hành. Ảnh: Reuters Các sản phẩm cũng phổ biến ở thị trường rộng hơn, do mỗi phiên bản UAV được kết hợp nhiều tính năng, như hình ảnh độ phân giải cao, chuyển tải hình ảnh liên tục, nhanh chóng và khả năng di động. Ví dụ, DJI Mavic 3 có thể chụp ảnh trên không siêu HD và siêu khung hình lên đến 1 tỷ màu, đồng thời hiển thị chi tiết các phân cấp màu khác nhau.
Theo số liệu truyền thông, hiện DJI đang chiếm hơn 80% thị phần UAV toàn cầu với hơn 70% thị phần tại Trung Quốc. Tuy nhiên, để duy trì tăng trưởng dài hạn, việc mở rộng ngoài lĩnh vực UAV là chiến lược cấp bách công ty đã tính đến.
Wang Tao, nhà sáng lập DJI, năm 2016 cho biết công ty đã đạt mức lợi nhuận tối đa hàng năm 20 tỷ NDT (2,8 tỷ USD). Để vượt qua mức trần lợi nhuận này, DJI cần các mảng kinh doanh khác thoả mãn 2 tiêu chí: tiềm năng thị trường lớn và có thể tận dụng tối đa nguồn lực mà công ty đã có với lĩnh vực UAV.
Ngành công nghiệp xe hơi tự hành, thị trường được ước tính lên tới nhiều ngàn tỷ USD trong tương lai, đã được xác định là mảng kinh doanh tiếp theo của công ty sản xuất máy bay không người lái đến từ Trung Quốc.
Bước đầu tiên công ty thực hiện là thành lập bộ phận DJI Automotive, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển hệ thống tự hành đạt tiêu chuẩn cấp độ 4 (tự động hoá cao, hoàn toàn tự lái trong các khu vực có kiểm soát) để hợp tác với các nhà sản xuất xe hơi khác.
DJI cũng thành lập Livox, công ty độc lập tập trung vào sản xuất quy mô lớn cảm biến LiDAR. Thành lập vào năm 2016, Livox đã tạo lập được chỗ đứng vững chắc trong thị trường nội địa, nhờ vào khả năng sản xuất quy mô lớn và tích hợp chuỗi cung ứng của DJI.
Tận dụng công nghệ UAV, tối ưu hoá giá thành
Mặc dù không phải là công ty duy nhất mở rộng sang lĩnh vực xe tự hành, DJI đã chọn cách tiếp cận khác với các đối thủ như Huawei. Chẳng hạn, với model Baojun KiWi EV, DJI sử dụng chiến thuật cạnh tranh số lượng lớn bù đắp cho giá bán thấp. Đây cũng là cách tiếp cận từng đem lại thành công của công ty trong mảng UAV.
Để hạ giá thành xuống mức thấp nhất, DJI Automotive ban đầu tự sản xuất linh kiện, sau đó “outsource” cho đối tác gia công bên thứ ba ở trong nước. Công ty cũng giảm sức mạnh điện toán của hệ thống điều khiển thông minh xuống còn 20 TOPS (đơn vị đo số hoạt động điện toán mà AI chip có thể xử lý trong một giây), từ đó đẩy giá thành xuống chỉ còn 150.000 NDT (21.300 USD).
Trong khi đó, đối thủ Huawei lại quyết định tập trung vào những mẫu xe hiệu suất xử lý cao với Giải pháp xe tự hành tiên tiến Huawei ADS. Nền tảng siêu điện toán trung tâm của gã khổng lồ công nghệ này trang bị trên mẫu xe BAIC ArcFox Alpha S có sức mạnh lên đến 400 TOPS với phiên bản dual-chip và 200 TOPS trên phiên bản chip đơn.
Để so sánh, hầu hết các loại chip trên phương tiện xe tự hành trên thị trường hiện nay đều có công suất điện toán dưới 50 TOPS. Hệ thống hiệu suất cao của Huawei khiến giá chiếc xe vọt lên tới 388.900 NDT (55.170 USD), một mức giá rõ ràng dành cho phân khúc cao cấp hơn.
Chuyên môn của DJI trong lĩnh vực UAV đem lại cho hãng lợi thế về mặt phần cứng sử dụng trong các hệ thống tự hành. Nổi bật nhất là công nghệ LiDAR (phát hiện và đo sáng bằng laser), nâng cao hiệu quả quét lăng kính ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao và địa hình gồ ghề. Hãng sản xuất drone lớn nhất Trung Quốc đã phát triển chế độ quét cho phép hệ thống bao phủ 100% trường nhìn, hiệu quả hơn các sản phẩm có giá thành tương tự trên thị trường.
Không chỉ công nghệ phần cứng, DJI cũng có lợi thế về hệ thống phần mềm. Các phương tiện tự lái phụ thuộc vào cảm biến, sức mạnh điện toán, thuật toán phần mềm và dữ liệu - tất cả các lĩnh vực đều có đối với một nhà sản xuất UAV. Do đó, hoàn toàn hợp lý khi DJI sử dụng các nguồn lực và chuyên môn sẵn có vào mảng xe tự lái.
Dù vậy, bài toán nhân sự sẽ là một thách thức với hãng sản xuất UAV hàng đầu thế giới, khi các ứng viên tốt nhất trong lĩnh vực xe tự hành thường tự mở công ty thay vì gia nhập các thương hiệu lớn. Chưa kể, DJI hiếm khi đưa quyền chọn cổ phiếu vào chế độ đãi ngộ với nhân viên tuyển dụng bên ngoài. Cho đến nay, công ty cũng chưa có kế hoạch niêm yết đại chúng. Bởi vậy, các yếu tố này sẽ khiến DJI khó thu hút nguồn nhân lực kỹ thuật cao trong ngành.
Vẫn còn quá sớm để khẳng định về khả năng thành công của hãng sản xuất UAV trong lĩnh vực xe tự hành. Nhưng sự nổi lên như một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực được cho là tương lai giao thông thế giới.
">Hãng máy bay không người lái DJI ‘thách thức’ thị trường xe tự hành
CSDL đất đai quốc gia là 1 trong 6 cơ sở dữ liệu tạo nền tảng cho phát triển chính phủ điện tử. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà) Đây cũng là CSDL quốc gia duy nhất trong 6 hệ thống nêu trên hiện vẫn chưa được hoàn thành. Trên diễn đàn Quốc hội hồi đầu tháng 11/2022, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đã bày tỏ sự lo ngại về việc CSDL đất đai quốc gia còn chậm được triển khai.
Theo Bộ TT&TT, trong 6 CSDL quốc gia, CSDL đất đai quốc gia là hệ thống khó khăn nhất trong triển khai, đặc biệt là vấn đề thu thập dữ liệu đất đai đến từng hộ gia đình, đến từng mét vuông và thực hiện số hóa. Cùng với đó, còn có những khó khăn trong quan điểm về xây dựng CSDL tập trung hay phân tán, tập trung mức nào, phân tán mức nào, địa phương hay Trung ương.
Với vai trò là cơ quan đầu mối, điều phối và dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã đánh giá và có khuyến nghị Bộ TN&MT sử dụng nền tảng số Việt Nam, dùng công nghệ Việt Nam để xây dựng CSDL đất đai. Thời gian qua, Bộ cũng đã cùng Bộ TN&MT đôn đốc thực hiện, tháo gỡ các khó khăn trong xây dựng CSDL quốc gia đất đai. Với sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, hệ thống thông tin đất đai tại nhiều địa phương đã và đang được hình thành.
Các địa phương trên cả nước đều đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Số liệu từ Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cho hay, đến trung tuần tháng 12/2022 tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng CSDL đất đai, với 217/705 đơn vị cấp huyện với 43 triệu thửa đất đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thường xuyên tại văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh của các tỉnh, thành phố. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị đang tiếp tục xây dựng CSDL 250 huyện thuộc 30 tỉnh, thành phố, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2023.
Theo Bộ TN&MT, hệ thống CSDL đất đai quốc gia đang được xây dựng gồm 6 thành phần chính là CSDL Địa chính; CSDL Thống kê, kiểm kê đất đai; CSDL Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; CSDL về giá đất; CSDL điều tra đánh giá đất đai; CSDL khác liên quan đến đất đai. Trong từng CSDL thành phần sẽ bao gồm CSDL do Trung ương xây dựng và CSDL được tổng hợp trích chọn từ CSDL ở các địa phương.
Khối lượng dữ liệu đã được xây dựng và tích hợp lên hệ thống CSDL đất đai quốc gia. Trong đó, CSDL địa chính ở Trung ương được tổng hợp, trích chọn và đồng bộ từ CSDL địa chính ở địa phương qua chức năng “Quản lý tích hợp và đồng bộ”, do đó luôn đảm bảo tính pháp lý của dữ liệu theo thời gian thực. Việc quản lý cơ sở dữ liệu địa chính ở Trung ương cũng đảm bảo quản lý, tổng hợp được tình hình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai của từng địa phương.
Bộ TN&MT cũng cho biết, với mô hình vận hành CSDL đất đai tập trung cấp Trung ương, đến trước ngày 29/12, CSDL đất đai quốc gia đã liên thông, kết nối được với hệ thống thông tin của cơ quan thuế và hệ thống một cửa hành chính công. Cụ thể, đã có 27 địa phương kết nối, liên thông với cơ quan thuế và 14 tỉnh, thành phố kết nối liên thông dữ liệu với hệ thống thông tin một cửa hành chính công.
Đáng chú ý, tối ngày 29/12, CSDL đất đai quốc gia đã chính thức kết nối với CSDL quốc gia về dân cư. Sự kiện này vừa được chọn là 1 trong 9 sự kiện tiêu biểu của ngành TN&MT trong năm 2022.
Theo đó, hệ thống đã được hoàn thành về cấu trúc, mô hình và nền tảng CNTT để kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ CSDL đất đai quốc gia và CSDL quốc gia về dân cư trên hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.
Hiện nay, đã có 56 tỉnh, thành phố kết nối thành công dữ liệu đất đai với CSDL quốc gia về dân cư. Cụ thể là, kết nối và khai thác dữ liệu đất đai cho nghiệp vụ cư trú và bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; kết nối, sử dụng dữ liệu dân cư để thực hiện nghiệp vụ về quản lý sử dụng đất đai và công tác xây dựng CSDL đất đai quốc gia.
">56 địa phương đã tích hợp thông tin vào Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia
Các kiểu đón Tết âm lịch khác nhau trên thế giới
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2: Điểm tựa sân nhà
Những tin nhắn xé lòng từ chiếc phà chìm
Một cửa hàng Apple tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters) Với phiên giảm giá này, vốn hóa Apple dừng lại ở 1,99 nghìn tỷ USD. Nhà phân tích Jerome Ramel hạ dự báo lô hàng iPhone trong năm tài khóa 2023 từ 245 triệu máy xuống 224 triệu máy. Con số phản ánh các vấn đề chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất Foxconn và người dùng thắt chặt chi tiêu đồ cao cấp.
Hiện tại, Apple chỉ nhỉnh hơn Microsoft, công ty đang sở hữu mức vốn hóa 1,8 nghìn tỷ USD.
Theo hãng tài chính Refinitiv, các nhà phân tích dự đoán doanh thu quý IV/2022 của Apple sẽ giảm 1%, đánh dấu lần đầu sụt giảm kể từ quý I/2019.
Nhà phân tích Kim Forrest nhận định, dù Apple có xu hướng nghiêng về khách hàng cao cấp, ngay cả phân khúc này cũng không tránh khỏi tác động của lạm phát.
Năm 2022, cổ phiếu công nghệ bị bán tháo đồng loạt do nhà đầu tư lo lắng về lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến những cổ phiếu tăng trưởng nóng. Vốn hóa Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet, Meta cộng lại nay chiếm khoảng 18% danh sách S&P 500, giảm từ 24% năm 2020.
Dù mất 27% giá trị năm ngoái, Apple vẫn mang đến lợi nhuận khủng cho các cổ đông dài hạn. Những nhà đầu tư đã mua và nắm giữ cổ phiếu Apple từ 2007 – năm Steve Jobs giới thiệu iPhone – tận hưởng mức tăng hơn 4.000%, chưa kể cổ tức, so với mức tăng 180% của S&P 500 trong cùng kỳ.
(Theo Reuters)
Những sản phẩm bị Apple khai tử năm 2022
Apple đã chia tay một số sản phẩm, dịch vụ trong năm 2022 để lấy chỗ cho những thiết bị mới.">Apple mất mốc 2.000 tỷ USD vốn hóa
Ông Lê Xuân Công, Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ TT&TT phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Duy Vũ Ngoài ra, kế hoạch của Bộ TT&TT cũng tập trung vào đầu tư, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng các công nghệ số hiện đại vào công tác quản lý chất lượng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và tổ chức tuyên truyền về việc thúc đẩy năng suất chất lượng các sản phẩm, hàng hóa ở Việt Nam.
Ông Lê Xuân Công cũng kỳ vọng, hội thảo với sự tham gia của các đơn vị quản lý, doanh nghiệp ngành thông tin và truyền thông sẽ là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm quản lý, hoạt động thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả năng suất chất lượng.Tại hội thảo, các chuyên gia sẽ bàn về các định hướng, giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy, nâng cao năng suất ngành TT&TT; chia sẻ các mô hình, giải pháp tiêu biểu của các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất chất lượng; Trao đổi, thảo luận khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực tiễn tại đơn vị, doanh nghiệp lĩnh vực TT&TT.
“Bộ TT&TT mong muốn các đơn vị quản lý, các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cùng hợp tác, thúc đẩy năng suất chất lượng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới một cách hiệu quả hơn nữa”, ông Lê Xuân Công nói.
Làm chủ công nghệ, hệ sinh thái sản phẩm của người Việt
Phát biểu tại hội thảo với tham luận “Định hướng chính sách, giải pháp về KHCN và đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy, nâng cao năng suất ngành TT&TT trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế”, bà Nguyễn Quỳnh Anh, Viện chiến lược TT&TT (Bộ TT&TT) cho biết, năng suất chất lượng đóng vai trò quan trọng và quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.Theo bà Nguyễn Quỳnh Anh, khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy, mối quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề chính sách cũng như giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Trong đó tập trung vào các nguồn lực, đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách cho công tác nghiên cứu phát triển; định hình và phát triển các sản phẩm, thị trường…
Toàn cảnh hội thảo sáng 28/12. Ảnh: Duy Vũ Đại diện Viện Chiến lược TT&TT cũng chia sẻ, các giải pháp nâng cao chất lượng trong lĩnh vực TT&TT dựa trên các nguyên tắc Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt; thực hiện nghiêm túc hoạt động quản lý Nhà nước về KHCN; ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ lõi và đào tạo nhân lực để nâng cao trình độ phát triển ứng dụng CNTT.
">
Mục tiêu lớn nhất đó là sử dụng tối ưu hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu để nâng cao năng lực xử lý thông tin của các doanh nghiệp; đẩy mạnh nền tảng số quốc gia, sử dụng tiến bộ KHCN để giải quyết các bài toán lớn; Làm chủ công nghệ, hệ sinh thái sản phẩm của người Việt Nam, cho người Việt Nam, theo cách Việt Nam.; hệ thống hoá, chuẩn hoá các công nghệ phục vụ phát triển các công nghệ cốt lõi của Việt Nam; hình thành phát triển các phòng thử nghiệm phục vụ nghiên cứu, phát triển. Đồng thời, tăng cường thu hút nguồn vốn cho doanh nghiệp.Giải bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngành TT&TT